PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS CẨM HƯNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12

TÔI KỂ EM NGHE CHUYỆN TRƯỜNG SA

     

          Kính thưa quý thầy giáo cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến!

          Hoà trong trong không khí cả nước hân hoan chuẩn bị đón chào 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024). Trong buổi giới thiệu sách hôm nay, thư viện trường THCS Cẩm Hưng xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách: “Tôi kể em nghe chuyện trường Sa” của Thượng úy Nguyễn Xuân Thủy – một nhà văn trẻ đang công tác ở Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, được NXB Kim Đồng phát hành  năm 2013, khổ 15 x 21cm. Cuốn sách “Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa” là món quà của Thượng úy Nguyễn Xuân Thủy dành tặng bạn đọc nhỏ tuổi trong cả nước.

          Trong tác phẩm “Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa” anh đã tự sắm vai người dẫn đường trong hải trình dài hơn 1.000km để đưa người đọc đến với vùng biển đảo xa xôi của Tổ Quốc, chỉ dày 90 trang, nhưng không hề bỏ lỡ điều gì đặc biệt về nơi xa xôi ấy. Chuyến du lịch đặc biệt qua trang sách được chia làm 6 phần chính gồm: Ra đảo – Mùa biển lặng – Mùa biển động – Kì thú biển trời Trường Sa – Thám hiểm đáy biển Trường Sa và Những người giữ đảo.

          Ra đảo là những bước làm quen với hành trình từ đất liền ra Trường Sa. Các bạn  phải làm quen với bến cảng, tàu, neo, các chú thủy thủ, giấc ngủ trên tàu, bữa ăn trên tàu và  say sóng. Những chuyện ấy tưởng chẳng có gì mới mẻ đối với nhiều bạn đã từng được đi tàu thủy. Nhưng mà khác lắm, lạ lắm, vì đây là tàu thủy ra Trường Sa mà! ấy là chưa kể trên hải trình ra Trường Sa, các bạn còn được nhìn thấy những chú cá biết bay, những chú cá heo thân thiện… và đặc biệt là cảm giác “say đất” khi đặt chân lên đảo.

          Ở Trường Sa, Mùa biển lặng khác với Mùa biển động và Nguyễn Xuân Thủy đã có nhiều câu chuyện cụ thể với những miêu tả tỉ mỉ về hai mùa biển này. Sóng và cát, cây bàng quả vuông và cây bàng thường… rồi cây phong ba, cây bão táp. Không phải ngẫu nhiên mà người ta đặt cho cái tên “cây phong ba, cây bão táp” để mỗi loài cây ấy là một câu chuyện nhỏ hấp dẫn. Phải chăng những con người nơi đây đã từng vật lộn với sóng to, gió lớn giữa muôn trùng biển khơi. Và họ cũng thấm thía cái nắng, cái gió, cái mặn mòi của biển khơi nghìn trùng để đặt tên cho loài cây mang đầy ý nghĩa biểu tượng ấy “cây phong ba như một con mắt nhìn âu yếm…từng chùm hoa lốm đốm như điểm tụ cho từng phiến lá khiến chúng mềm mại mà vẫn giữ được vẻ quân tử hiên ngang đứng giữa biển trời. …vẫn kiên cường chống chọi bão giông”. Còn “ cây bão táp qua mỗi mùa gió muối là lá cây bị táp nhưng phần gốc vẫn tiềm tàng một sức sống…”. Trên đảo Trường Sa lớn có một cái giếng nước rất trong. Giữa vùng biển đảo tưởng như chỉ có nước mặn thì trên đảo lại có một giếng nước ngọt trong vắt. Các chú bộ đội gọi nó là giếng thần . Rồi những chú ỉn, những anh bạn gâu gâu… và cả những chú bồ câu nữa, cuộc sống trên đảo nổi, đảo chìm và nhà giàn…trong mùa biển lặng thật “lãng mạn”.

          Nhưng vào mùa biển động, bốn bề dựng sóng bạc đầu. Gió táp như xát muối và thương nhất là những vườn rau - đúng hơn là những chậu rau, khay rau, và cái Tết ở Trường Sa không thể đầy đủ như ở đất liền. Nơi đây thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Những món quà từ đất liền là nguồn cổ vũ lớn lao cả về vật chất lẫn tinh thần đối với những người lính trên đảo Trường Sa đang ngày đêm bảo vệ tổ quốc.

          Trời biển Trường Sa còn nhiều cảnh vật, hiện tượng kỳ thú mà chỉ những người gắn bó thường xuyên với quần đảo mới được chứng kiến. ấy là những chiếc “vòi rồng” như quái vật, những chiếc cầu vồng lộng lẫy bắc qua biển, những sắc màu nước biển biến ảo theo thời tiết v.v..

          Dưới đáy biển Trường Sa cũng có muôn vàn kỳ thú. Ấy là những đàn cá muôn loài muôn sắc và hình thù thì vô cùng ngoạn mục. Những chú tôm kềnh càng đủ cỡ. Nhưng loài ốc vừa đẹp vừa ngon không vùng biển nào có được… Rồi những thím sò trầm tích đáy biển, những chú vích khù khờ chậm chạp và hiền lành…

          Nhưng hấp dẫn hơn cả vẫn là những câu chuyện về những người đang ngày đêm canh giữ biển đảo và những người dân Trường Sa đang ngày đêm lao động sản xuất xây dựng huyện đảo giàu đẹp. Ở Trường Sa không chỉ có các chú bộ đội hải quân mà còn có các chú bộ đội công binh, ra-đa, cao xạ, cảnh sát biển…

          Nhân dân Trường Sa không chỉ có ngư dân mà còn có cán bộ thủy văn, khí tượng, giáo viên và những công dân tí hon tuổi mẫu giáo, Tiểu học. Và những câu chuyện thường ngày ở đảo của họ thì nhiều vô kể và thú vị vô cùng…đúng như lời dạy của chủ tịch Hồ chí Minh: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay, ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó”.

          Đây là cuốn sách rất hay và đầy ý nghĩa xin trân trọng kính mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh hãy đến thư viện nhà trường để tìm đọc và suy ngẫm như góp một phần nhỏ vào việc khẳng định chủ quyền của Đất Mẹ thân yêu nhé!

          Cảm ơn quý thầy cô cùng các bạn học sinh đã chú ý lắng nghe. Hẹn gặp lại quý thầy cô và các bạn học sinh trong buổi giới thiệu sách lần sau.

         

PHỤ TRÁCH THƯ VIỆN

 

Vũ Thị Thảo


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lịch sử của “Ngày hội đọc sách” được ra đời từ hơn 80 năm trước ở Tây Ban Nha, vào ngày lễ Thánh Giooc-giơ 23/4, người ta yêu mến tặng nhau những cuốn sách kèm theo những đóa hoa hồng và bất ... Cập nhật lúc : 11 giờ 22 phút - Ngày 11 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Trong buổi giới thiệu sách kỷ niệm ngày “Quốc tế phụ nữ 8/3” hôm nay, thư viện trường THCS Cẩm Hưng xin trân trọng gửi đến bạn đọc cuốn sách “Hạt giống tâm hồn – Vòng tay của mẹ” của tác giả ... Cập nhật lúc : 9 giờ 25 phút - Ngày 7 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Bạn có nhớ nụ cười của một người lạ khi bạn giữ cửa cho họ bước qua hay lời cảm ơn chân thành từ một người bạn khi được bạn giúp đỡ không? Có phải bạn cảm thấy hạnh phúc đến lạ khi được làm ... Cập nhật lúc : 11 giờ 22 phút - Ngày 24 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, nằm trên trục đường giao thông huyết mạch số 5 (đường sắt và đường bộ) nối liền Hà Nội với Hải Phòng. Trải qua hai ... Cập nhật lúc : 11 giờ 30 phút - Ngày 8 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Chúng ta có thể tự hào rằng “Dạy học là một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Từ ngàn xưa, nhân dân ta đã có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Thầy cô là những kỹ sư tâm hồn, suốt mộ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 23 phút - Ngày 1 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Trên cõi đời này, ai cũng đều có mẹ - người đã cho ta hình hài, có lòng hy sinh bao la vô bờ đối với con của mình. Chính vì lẽ đó công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ là vô cùng to lớn. T ... Cập nhật lúc : 8 giờ 51 phút - Ngày 17 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Lần cuối cùng bạn đọc một quyển sách hoặc một cuốn tạp chí là khi nào? Có phải thói quen đọc hằng ngày của bạn chỉ xoay quanh cập nhật Facebook, hay hướng dẫn sử dụng trên các gói mì ăn liền ... Cập nhật lúc : 8 giờ 49 phút - Ngày 17 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Hướng tới chào mừng kỉ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023), thư viện Trường THCS Cẩm Hưng xin giới thiệu đến quý bạn đọc cuốn sách “Nhật ký trong tù” do Nhà x ... Cập nhật lúc : 9 giờ 53 phút - Ngày 6 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
Hải Dương là tên gọi chính thức từ năm 1946 (Ánh sáng từ miền duyên hải chiếu về) là một địa phương có nền văn hóa lâu đời, thuộc trung tâm đồng bằng bắc Bộ là miền đất đã sinh ra và gắn liề ... Cập nhật lúc : 9 giờ 49 phút - Ngày 6 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
Quyết định về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu, chi ngân sách quý 1 năm 2023 của trường THCS Cẩm Hưng ... Cập nhật lúc : 11 giờ 26 phút - Ngày 14 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
DỰ THẢO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ
Mẫu Đề KTHK năm học 2016-2017
Công văn thi Vận dụng kiến thức liên môn... và Dạy học tích hợp
Hướng dẫn viết SKKN năm học 2015-2016
Hướng dẫn diều chỉnh nội dung dạy học từ năm học 2013-2014
Phan phoi chuong trinh nam hoc 2011-2012
Thông tư ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở
Đề Kiểm tra học kì I Toán 6 năm học 2013-2014
THCS41: Tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh THCS
THCS40: Phối hợp các tổ chức xã hội trong công tac giáo dục
THCS39: Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS
THCS38: Giáo dục hoà nhập trong giáo dục THCS
THCS37: Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở trường THCS
THCS36: Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS
1234
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG